Từ những điểm trên cho thấy cần sửa đổi lại Bộ luật Lao động cho phù hợp với thực tế của rất nhiều tổ chức, công ty (không chỉ riêng INGO) về:
- Có bắt buộc phải có sự tham gia của Công đoàn vào các quyết định liên quan đến NLĐ?
- Có bắt buộc phải đăng ký Thoả ước LĐ tập thể (Chính sách nhân sự) với các Phòng LĐ, nhất là trong trường hợp các quy định của tổ chức tuân thủ hoặc tốt hơn của Bộ luật Lao động?
Cần có sự phân biệt rõ ràng và chi tiết hơn cho các trường hợp khi nào trả trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm
Điều 36: Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp sau đây:
1. Hết hạn hợp đồng;
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng
Vậy NLĐ có hợp đồng lao động không xác định thời hạn nhưng đã hoàn thành công viêc theo hợp đồng (VD: dự án chấm dứt) thì các chế độ sẽ trả là trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc làm.
-
Theo qui định hiện tại của Bộ luật Lao động thì cứ sau 1 lần gia hạn cho hợp đồng lao động xác định thời hạn thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn: việc này có khả thi với các tổ chức có NLĐ làm việc theo dự án không?
-
Nếu tổ chức tuân theo qui định trên của Bộ luật Lao động thì có thể trả trợ cấp thôi việc (1/2 tháng lương/năm) khi kết thúc hợp đồng lao động xác định thời hạn và trả trợ cấp mất việc làm (1 tháng lương/năm) khi kết thúc hợp đồng lao động không xác định thời hạn được không? Câu này (Giám đốc nhân sự của một tổ chức phi chính phủ nước ngoài) đã hỏi và tham khảo nhiều nhưng câu trả lời là phải trả trợ cấp mất việc làm từ ngày bắt đầu làm việc và thấy cũng không thoả đáng lắm.
Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm