Bản tin Số 42
(Tháng 5/2011) – Phần 1
Dành cho các Đối tác là tổ chức
và các Cộng tác viên
Môi trường vĩ mô
Với các doanh nghiệp cũng như các cá nhân, có thể dùng mô hình PEST để đánh giá môi trường vĩ mô, trong đó PEST là viết tắt với các chữ cái đầu của Political (Chính trị), Economic (Kinh tế), Social (Xã hội) và Technological (Công nghệ). Tuy nhiên, ở Việt Nam thì lĩnh vực đáng quan tâm nhất trong ngắn hạn và trung hạn đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng là Kinh tế, trong đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thông số có ảnh hưởng lớn và được quan tâm nhiều, vì ảnh hưởng đến các chi phí đầu vào, đầu ra, sức mua thực tế của đồng lương người lao động (NLĐ), chất lượng cuộc sống của người dân.
Kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 tăng 2,21% so với tháng trước và tăng 12,07% so với tháng 12/2010 (các chỉ số tương ứng của tháng 4/2011 là 3,32% và 9,64%). Tuy đã giảm so với CPI tháng trước, đây vẫn là mức tăng ngang tầm với CPI đỉnh của các năm 2006, 2007, 2010 (xem Biểu đồ 1). Bình quân CPI của 5 tháng đầu năm 2011 đã tăng 15,09% so với cùng kỳ năm trước. CPI tăng quá cao đã làm giảm sức mua thực tế của đồng lương đại đa số người lao động vốn có thu nhập thấp và là thách thức lớn với các cơ quan quản lý vĩ mô trong việc kiềm chế lạm phát (Bảng 1).
Biểu đồ 1:
Với đại đa số NLĐ, phần lớn khoản thu nhập được dùng để mua lương thực, thực phẩm nên CPI của nhóm này khá “nhạy cảm”. Trong tháng 5/2011, CPI của nhóm “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” tăng 3,01%, CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước tăng ở mức trên dưới 20%. Như vậy với nhóm NLĐ có thu nhập thấp, nếu sau 1 năm mà thu nhập tháng không tăng được ở mức 20% thì họ bắt buộc phải giảm khẩu phần ăn uống hay cắt giảm các chi tiêu khác.
Bảng 1: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2011
|
Chỉ số giá tháng 5 năm 2011 so với (%) |
Bình quân 5 tháng đầu năm 2011 so với 5 tháng đầu năm 2010 |
Tháng 05 năm 2010 |
Tháng 12 năm 2010 |
Tháng 04
năm 2011 |
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG |
119,78 |
112,07 |
102,21 |
115,09 |
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống |
128,34 |
116,59 |
103,01 |
120,90 |
Trong đó:
1-Lương thực |
126,54 |
110,63 |
101,77 |
119,16 |
2- Thực phẩm |
130,96 |
119,27 |
103,53 |
122,68 |
3- Ăn uống ngoài gia đình |
122,07 |
114,97 |
102,67 |
117,14 |
IX. Giáo dục |
124,77 |
105,31 |
100,25 |
123,92 |
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG |
140,04 |
104,80 |
101,43 |
138,38 |
CHỈ SỐ GIÁ
ĐÔ LA MỸ |
110,16 |
101,03 |
99,02 |
110,46 |
(Số liệu trích từ website của Tổng cục Thống kê)
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tăng, giảm trái chiều nhau ở mức trên dưới 1% so với với tháng trước. Tuy nhiên, so sánh với cùng kỳ năm trước thì đến tháng 5/2011 chỉ số giá vàng bình quân đã tăng 38,38%, chỉ số giá đô la Mỹ bình quân tăng 10,46%.
Biểu đồ 2:
Biểu đồ 2 cho thấy CPI bình quân đang ở xu hướng cao hơn 115% và đây là thách thức lớn cho các cơ quan quản lý vĩ mô cũng như các doanh nghiệp, vì sức mua thực tế của người lao động bị giảm, trong khi việc tăng thu nhập thực tế không phải là dễ trong bối cảnh khó khăn. Hiện Chính phủ đang tập trung chỉ đạo, điều hành để kiểm soát lạm phát năm 2011 ở khoảng 15%, tăng trưởng GDP đạt 6%. Nếu lùi lại khoảng nửa năm trước đây, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2011 của Quốc hội đã “chốt” chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 tăng không quá 7% ■
DTK Consulting, 11/06/2011
|