Bài viết này dành cho đối tượng trung niên, đã đi làm từ 10-15 năm trở lên ở khối doanh nghiệp nhà nước, nay có nhu cầu tìm việc ở khối ngoài nhà nước, hay người nước ngoài đang muốn tự tìm công việc phù hợp ở thị trường lao động Việt Nam. Tuy nhiên, đối tượng sinh viên hay cử nhân mới tốt nghiệp cao đẳng, đại học cũng có thể tham khảo.
Bài viết đang được cập nhật.
Với những người đã đi làm ở khối nhà nước, nếu nghĩ đến tìm việc ở các công ty thuộc khối ngoài nhà nước (các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn), thì cần lưu ý đến sự khác biệt trong quá trình tìm việc và quy trình tuyển dụng. Sau đây là một vài bước chính và nội dung quan trọng trong quy trình tuyển dụng phổ biến ở các công ty bên ngoài khối nhà nước (một tên gọi khác là các công ty dân doanh, phân biệt với công ty quốc doanh).
1. Công ty đăng tuyển trên các kênh khác nhau (website công ty, trang fanpage, mạng xã hội, thông qua các dịch vụ tuyển dụng, thư gửi các kênh nội bộ…)
2. Người tìm việc nộp hồ sơ, thường qua đường thư điện tử (email) hoặc trực tiếp trên website tuyển dụng.
3. Hồ sơ ứng tuyển gồm:
- Bản CV (viết tắt theo tiếng Anh), tức Bản tóm tắt quá trình làm việc và học tập.
- Thư ứng tuyển (không bắt buộc, nhưng nên có).
- Bản chụp (scan) của những văn bằng chứng chỉ liên quan đến vị trí tuyển dụng (không bắt buộc, tùy theo yêu cầu trong Thông báo tuyển dụng).
4. Bộ phận tuyển dụng của Công ty sàng lọc hồ sơ và mời những ứng viên được sơ tuyển (được shortlist) đến phỏng vấn.
5. Quá trình phỏng vấn có thể bao gồm phỏng vấn miệng, làm bài kiểm tra kỹ năng và các loại hình kiểm tra năng lực đặc thù, tùy theo vị trí ứng tuyển.
6. Tùy theo mỗi Công ty và cấp bậc của vị trí đang tuyển, mà ứng viên có thể cần tham gia một hay nhiều vòng phỏng vấn tiếp theo, với các cấp quản lý, lãnh đạo khác nhau ở Công ty.
7. Mức lương đề nghị: Tùy từng Công ty, có công ty đề nghị người đi tìm việc (ứng viên) đề xuất mức lương. Do vậy, ứng viên cần chủ động tìm hiểu, chuẩn bị để có sẵn phạm vi lương mà mình sẽ đề nghị. Ghi chú: Chủ đề Đàm phán lương có những lời khuyên và chi tiết riêng mà ứng viên nên áp dụng. (Tham khảo fanpage: Kỹ năng đàm phán về lương, link: https://www.facebook.com/KyNang.DamPhanLuong)
8. Chuẩn bị bản CV cũng là một khâu quan trọng và đòi hỏi một số kỹ năng nhất định. Người đi tìm việc có thể nhờ người quen tư vấn thêm, hoặc tự mình tìm hiểu qua các website về “cách thức chuẩn bị CV”.
Bài viết đang được cập nhật.
Một số bài tham khảo:
Cách chuẩn bị và gửi Hồ sơ ứng tuyển qua email hiệu quả *(Link)