Từ ngày 01/01/2011, việc in, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau, nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử.
Bài viết đang được cập nhật.
Theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP (xem tin vắn tắt của Luật Vietnam hoặc file PDF, file Word), đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có số lượng hóa đơn xuất ra hàng tháng không cao, việc đặt in hóa đơn sẽ là không kinh tế. Việc sử dụng hóa đơn tự in cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có phần mềm kế toán tương thích.
Như vậy, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phương án sử dụng hóa đơn điện tử có vẻ phù hợp hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần có chữ ký số. Sau đây mời bạn đọc cùng DTK Consulting tìm hiểu thêm về phương án này.
Theo Điều 4 của Nghị định 51, khoản 2.b, “hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
Theo Điều 7 của Nghị định 51, “hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các Bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Lập hóa đơn: Theo Điều 15 Khoản 5 của Nghị định 51, “hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.
Hiện nay, cơ quan chức năng đang chuẩn bị ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 51.
DTK Consulting
|