Một nửa của năm 2008 đã trôi qua, đất nước đang đứng trước những thách thức về kinh tế, tài chính, tiền tệ! Mỗi doanh nghiệp và từng cá nhân cũng không thể đứng ra ngoài “vòng xoáy” này. Do vậy, các yếu tố thiết yếu như giá lương thực, thực phẩm và cao hơn một chút là chỉ số lạm phát, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh tồn, sự an tâm với công việc, những mong đợi và lo âu của đa số người lao động. Bản tin số 7 này của DTK Consulting được hoàn tất trong bối cảnh đó.
Bản tin Số 7
(Tháng 6/2008)
Dành cho các Cộng tác viên là cá nhân
và các Đối tác là tổ chức.
Các yếu tố kinh tế vĩ mô và tác động đến quản trị nhân lực
Tháng 6/2008 là tháng các cơ quan Chính phủ tăng cường áp dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát, sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 5/2008 đạt mức cao nhất từ đầu năm (3,91%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 đã tăng chậm hơn, ở mức 2,14% so với tháng 5, tăng 18,44% so với tháng 12/2007 song đã ở mức tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước.
|
Chỉ số giá tháng 6 năm 2008 so với (%) |
Chỉ số giá 6 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 |
Tháng 6 năm 2007 |
Tháng 12 năm 2007 |
Tháng 5 năm 2008 |
CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG |
126,80 |
118,44 |
102,14 |
120,34 |
I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống |
145,55 |
130,73 |
103,29 |
133,05 |
Trong đó: 1- Lương thực |
174,29 |
159,44 |
104,29 |
139,14 |
2- Thực phẩm |
137,54 |
121,83 |
103,05 |
131,91 |
CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ |
104,89 |
105,02 |
104,69 |
100,51 |
CHỈ SỐ GIÁ VÀNG |
141,01 |
116,27 |
104,36 |
139,25 |
(Số liệu trích từ website của Tổng cục Thống kê)
Do lạm phát cao, việc đánh giá lại mức lương cho các vị trí khởi điểm, chính là các ngạch thấp nhất của thang lương, là rất cần thiết, vì mục tiêu tài chính là vô cùng quan trọng đối với nhóm người lao động này (họ phải chi phần lớn thu nhập để mua thực phẩm, trong khi đó thực phẩm chiếm đến 42,8% trong “rổ hàng hoá” dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng; sau 12 tháng qua, mặt bằng giá thực phẩm đã tăng 37,54%, giá lương thực tăng 74,29%). Với các vị trí trung, cao cấp, ít ra còn có nhiều yếu tố phi tài chính khác để thu hút và lưu giữ người lao động.
Sự liên quan giữa chi phí tối thiểu cho cuộc sống và việc xây dựng lương
Để có thể thu hút và lưu giữ, làm an tâm người lao động, mức lương dành cho ngạch thấp nhất phải đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. DTK Consulting đã có bài phân tích “Về mức sống tối thiểu”, được đăng trên website của Công ty tại mục Thông tin tư vấn.
Sau đây là các số liệu có tính tham khảo. Mức sống tối thiểu (MSTT) ở đây được tính cho một gia đình có 4 thành viên, tại nội thành Hà Nội, với nhu cầu chi phí cơ bản: ăn, mặc, ở (thuê nhà, điện nước…), đi lại, học hành và một mức tiết kiệm khiêm tốn (5% của tổng 5 khoản mục trên). Tính toán chi tiết được lập vào tháng 10/2006. Với địa bàn khác với Hà Nội, có thể dùng mức giá cả tương đối tại địa phương đó để hiệu chỉnh. Nhằm định hướng nhanh, có thể dùng CPI của các tháng qua để “hiệu chỉnh” và có MSTT cho tháng 5/2008.
Chỉ số giá tháng 12/2006 so với tháng 10/2006 |
101,1 % |
Chỉ số giá năm 2006 |
106,6 % |
Chỉ số giá năm 2007 |
112,63 % |
Chỉ số giá tháng 5/2008 so với tháng 12/2007 |
115,96 % |
Chỉ số giá tháng 5/2008 so với tháng 10/2006 |
132,1 % |
Mức sống tối thiểu của một gia đình tính vào tháng 10/2006, VND |
8.176.598 |
Suy ra mức lương tối thiểu cho một cá nhân (với 1 người ăn theo) vào tháng 10/2006 (làm tròn đến hàng nghìn), VND |
4.100.000 |
Mức lương tối thiểu mong đợi cho một cá nhân (với 1 người ăn theo) vào tháng 5/2008 (làm tròn đến hàng nghìn), VND |
5.400.000 |
Tỷ giá chuyển khoản USD-VND của VCB ngày 01/06/08 |
16.247 |
Mức lương tối thiểu mong đợi cho một cá nhân vào tháng 5/2008 |
332 USD |
Tiền lương dành cho các nhóm người lao động khác nhau
Thành phần các hạng mục trong tính toán Mức sống tối thiểu của DTK Consulting.
Hạng mục |
Phần trăm |
Chi phí ăn (lương thực, thực phẩm) |
38.2% |
Chi phí mặc |
8.7% |
Chi phí đi lại |
6.9% |
Chi phí ở |
30.7% |
Chi phí giáo dục |
10.8% |
Tiết kiệm |
4.8% |
Chi phí cho mức sống tối thiểu/gia đình |
100% |
Từ các bảng trên, với các nhân viên mới đi làm, còn ở chung nhà với bố mẹ, có thể “tạm gác” hạng mục Chi phí ở (30,7%) và suy ra mức lương tương đương 230 USD hay khoảng 3,7 triệu VND là còn “khả dĩ”.
“Triết lý” tính toán của DTK Consulting chỉ áp dụng cho đối tượng người lao động đã qua đào tạo từ bậc cao đẳng hay đại học trở lên; nhóm người lao động này có khả năng thay đổi công việc khá cao. So sánh với mức thu nhập phải bắt đầu chịu thuế trong Luật thuế thu nhập cá nhân – có hiệu lực từ 01/01/2009 (4 tr. đồng) và mức giảm trừ gia cảnh (1,6 tr. đồng/người ăn theo), chúng ta có thể thấy rằng hai cách tính toán cho các kết quả khá gần nhau.
Qua trình bày trên đây, có thể thấy rằng, một nhân viên mới đi làm, phải tự lập hoàn toàn, nếu có mức thu nhập net (tại thời điểm tháng 6/2008) thấp hơn 5,4 triệu/tháng (hay khoảng 330 USD), nhân viên này sẽ luôn có những “nỗ lực” để thay đổi công việc, hướng tới một chỗ làm mới có thu nhập đảm bảo hơn cho cuộc sống, nếu bản thân không có cơ hội thăng tiến tại chỗ làm hiện tại (để tăng thu nhập).
Tất nhiên tuỳ theo hoàn cảnh gia đình và động cơ của các cá nhân cũng như năng lực của họ, các công ty cần cân nhắc, đàm phán, đánh giá lại, để luôn có một mức lương “an toàn” cho việc thu hút và lưu giữ người lao động.
Với lực lượng công nhân có mức thu nhập/tháng thấp hơn nhiều so với các con số nêu trên, họ sẽ phải duy trì một cuộc sống cực kỳ gian nan, phải cắt giảm nhiều khoản chi phí tối thiểu. Chúng ta hãy đọc các bài viết, hay xem các phóng sự về cuộc sống của công nhân tại các khu công nghiệp thì sẽ rõ.
Xin vui lòng bấm vào đây để đọc Phần 2 của Bản tin.
|