Nhu cầu nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) 07-07-2017 14:34
Bài viết này đề cập đến phân loại doanh nghiệp theo quy mô, bao gồm hai tiêu chí phân loại là tổng nguồn vốn và số lao động.
Bài 1: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô
Tại sao quy mô doanh nghiệp lại là điểm đáng lưu ý từ góc độ quản trị nhân sự (quản trị nhân lực) trong doanh nghiệp? Đó là vì tùy theo quy mô doanh nghiệp mà hệ thống quản trị nhân sự tại công ty sẽ khác nhau, từ “không có gì” đến “có”, từ đơn giản đến phức tạp (chính xác ra là phức hợp). Ngoài ra, với mỗi quy mô doanh nghiệp thì số lượng nhân viên của bộ phận Nhân sự mà doanh nghiệp phải “nuôi” (hay có trong “biên chế”) và trình độ của họ cũng khác nhau theo “thứ bậc” trong nghề Quản trị nhân sự.
Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (xem từ Link), thì doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân loại như sau:
Quy mô
Khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
Số lao động
Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)
Số lao động
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
≤ 10
≤ 20
>10 và ≤ 200
>20 và ≤ 100
>200 và ≤ 300
II. Công nghiệp và xây dựng
≤ 10
≤ 20
>10 và ≤ 200
>20 và ≤ 100
>200 và ≤ 300
III. Thương mại và dịch vụ
≤ 10
≤ 10
>10 và ≤ 50
>10 và ≤ 50
>50 và ≤ 100
Tuy DTK Consulting có thể cung cấp một số loại hình dịch vụ tư vấn quản lý nhân sự cho cả các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn, chúng tôi vẫn tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì điều đó phù hợp với Tầm nhìn của Công ty được xây dựng từ 11 năm trước đây.
Trong các bài viết sau, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về các gói tư vấn quản lý nhân sự dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ./.